CÁCH CHỌN MẮT KÍNH CẬN CHO TRẺ EM ĐÚNG NHẤT

 Đăng bởi: support support 20/05/2020

CHỌN MẮT KÍNH CẬN CHO TRẺ EM

Vậy nên bên cạnh việc đưa con đi kiểm tra thị lực định kỳ đầy đủ thì chọn cho con một chiếc mắt kính cận tốt chính hãng tốt, đảm bảo chất lượng cũng là điều rất cần được cha mẹ các bé quan tâm.

CHỌN KIỂU DÁNG MẮT KÍNH:

Chọn gọng kính hợp với khuôn mặt – kính gọng vuông cho khuôn mặt tròn, gọng tròn cho khuôn mặt góc cạnh… Thời gian đầu con bạn hẳn sẽ cảm thấy không thoải mái, và không nhiều thì ít sẽ bị bạn bè trêu chọc; vậy nên tránh cho con đeo những gọng kính “không đẹp” là một việc bạn nhất thiết cần lưu ý. Tốt nhất là bạn dẫn con đi cùng để chọn gọng kính, nhưng hãy giao hẹn trước về một chiếc kính hợp lứa tuổi và giá tiền.

 

Home

Khoẻ

Tin

Cách chọn mắt kính cận cho trẻ em đúng nhất

CÁCH CHỌN MẮT KÍNH CẬN CHO TRẺ EM ĐÚNG NHẤT

Chọn lựa mắt kính cận cho trẻ em thế nào? Hiện nay, việc có rất nhiều trẻ em bị cận thị nhưng do không được phát hiện sớm đã làm cho các em khó khăn trong cuộc sống và học tập, thậm chí sa sút học tập và dẫn đến tâm lý sợ học, ngại đến trường, giảm sự giao tiếp với bạn bè.

Contents [hide]

CHỌN MẮT KÍNH CẬN CHO TRẺ EM

Vậy nên bên cạnh việc đưa con đi kiểm tra thị lực định kỳ đầy đủ thì chọn cho con một chiếc mắt kính cận tốt chính hãng tốt, đảm bảo chất lượng cũng là điều rất cần được cha mẹ các bé quan tâm.

CHỌN KIỂU DÁNG MẮT KÍNH:

Chọn gọng kính hợp với khuôn mặt – kính gọng vuông cho khuôn mặt tròn, gọng tròn cho khuôn mặt góc cạnh… Thời gian đầu con bạn hẳn sẽ cảm thấy không thoải mái, và không nhiều thì ít sẽ bị bạn bè trêu chọc; vậy nên tránh cho con đeo những gọng kính “không đẹp” là một việc bạn nhất thiết cần lưu ý. Tốt nhất là bạn dẫn con đi cùng để chọn gọng kính, nhưng hãy giao hẹn trước về một chiếc kính hợp lứa tuổi và giá tiền.

tròng kính cận tốt cho trẻ em

 

CHẤT LIỆU GỌNG KÍNH CẬN:

Bạn có thể nghĩ gọng nhựa sẽ hợp với bé hơn (màu sắc đa dạng, kiểu dáng phong phú, ngộ nghĩnh, nhẹ hơn, rẻ hơn…) Nay bạn lại càng có nhiều sự lựa chọn hơn nữa vì các nhà sản xuất cũng đã tạo ra những gọng kính kim loại có những ưu điểm vốn trước đây chỉ của gọng nhựa. Tuy vậy khi chọn gọng chất liệu này, bạn cần phải chú ý vì da trẻ con thường rất nhạy cảm, bé có thể bị dị ứng với những gọng bằng hợp kim có chứa nickel. Nếu con còn nhỏ, bố mẹ hãy tìm loại gọng kính có bọc silicone cho bé.

QUY ĐỊNH BẢO HÀNH MẮT KÍNH:

Ngoài kiểu dáng, chất liệu, bạn còn cần quan tâm đến tuổi thọ của kính và các chế độ bảo hành, đặc biệt nếu con bạn còn nhỏ hoặc đây là lần đầu tiên bé phải đeo kính.

LƯU Ý VỀ GỌNG KÍNH CẬN

Một trong những điều đau đầu nhất khi chọn kính cho con là mũi bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Cầu kính (phần gọng kính ngay trên sống mũi) quá chật sẽ làm bé khó chịu còn quá rộng, gọng sẽ bị xê dịch; mà khi kính bị xệ xuống, thường bé sẽ có thói quen nhìn qua phía trên tròng kính thay vì đẩy gọng kính về vị trí đúng. Do đó hãy nhờ các chuyên gia hoặc kỹ thuật viên kiểm tra xem gọng kính đã vừa với con bạn hay chưa nhé.

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ còn thường không cẩn thận với chiếc mắt kính chút nào – khi đeo/ tháo kính, khi vui chơi, và cả ngủ mà không tháo kính ra nữa… Vậy nên hãy chọn cho con loại gọng có bản lề linh hoạt giúp càng kính có thể choãi về sau mà không gây hư hại. Dù chi tiết này có làm bạn tốn kém hơn tí chút, nhưng rất đáng để đầu tư cho cặp mắt kính của con.

CHỌN TRÒNG KÍNH RẤT QUAN TRỌNG:

Tròng kính có thể làm từ nhiều chất liệu như thủy tinh an toàn, plastic hoặc polycarbonate. Kính thủy tinh thường nặng nên dễ trượt khi đeo. Loại tròng plastic và polycarbonate phù hợp hơn với trẻ nhỏ vì sáng và an toàn hơn thủy tinh, chịu va chạm tốt hơn nhưng lại dễ bị trầy xước hơn. Để khắc phục điều này, nên chọn loại có lớp chống trầy. Lưu ý bảo quản vì lớp chống trầy dễ hỏng nếu tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

 

Tuy nhiên bởi vì con còn nhỏ, chưa thể giữ gìn cẩn thận như người lớn nên… bố mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn tinh thần thay kính cho con nếu kính của bé bị xước nhiều, xộc xệch… Nếu độ cận của con không thay đổi quá nhiều, hãy giữ lại chiếc kính cũ của con để “chữa cháy” trong thời gian bé phải làm lại một chiếc kính mới.

LÀM SAO ĐỂ TRẺ EM CHẤP NHẬN ĐEO KÍNH CẬN

Khi bắt buộc phải đeo mắt kính chính hãng cao cấp cận thị mình thấy rất bất tiện. Ngoài việc bị các bạn trêu, gán ghép với đủ loại nick, còn có sự khó chịu trên sống mũi, rồi ở 2 vành tai. Chúng đau và tấy đỏ. Đặc biệt thật khó chịu trong thời tiết nóng, mồ hôi có thể làm mờ mắt kính của bạn. Bạn phải liên tục gỡ kính xuống và lau mắt kính bằng vải mềm chuyên dụng để không làm xước mắt kính. Hoặc khi trời mưa, nước mưa hắt vào kính làm mờ ảnh hưởng tới bạn, nhất là khi bạn

Chọn kính (cận) phù hợp với khuôn mặt, thị hiếu sở thích, và cả kinh tế gia đình nữa. Làm sao để đeo kính (cận) nhẹ nhàng như không đeo.

Làm sao để con chịu đeo kính (cận) nếu:
– Bị bạn trêu chọc, gán ghép: Bạn có thể hùa nhau giấu kính của mình, trêu ghẹo bằng những lời nói không hay, gán ghép với nhiều nick name: Con của bạn sẽ rất buồn, có thể còn tự ti. Phản xạ đầu tiên có thể bé không chịu đeo kính/ hoặc chỉ đeo khi học. Phản ứng này góp phần dẫn tới thị lực của con bạn không được cải thiện, việc học hành cũng vì thế mà bị ảnh hưởng, thêm vào đó thị lực của con bạn ngày càng kém đi do mắt phải điều tiết nhiều.
– Việc đeo kính (cận) thường xuyên gây đau sống mũi và 2 vành tai của con bạn: Bạn nên lựa nói chuyện với con khi lựa chọn kính phù hợp, điều này sẽ giảm sự khó chịu khi đau.
– Lúc đi dưới trời mưa: Nên đội mũ rộng vành phía trước để giảm sự tạt nước mưa. Nếu trời mưa to hãy trú lại đợi ngớt rồi đi.

Và muôn vàn sự không thoải mái khác mà bé nhà bạn có thể viện lý do để không đeo kính.

Với tình thương yêu bao la của bố mẹ, là người gần gũi con nhất, bố mẹ hãy làm bạn với con, thủ thỉ chuyện trò chuyện ở lớp, ở trưởng. Qua đó cảm được tâm tư của trẻ, nhẹ nhàng phân tích việc nên, không nên và đề xuất giải pháp cho những vấn đề của con.

Rất may và cũng đáng buồn là ngày càng có nhiều trẻ bị cận thị ở lứa tuổi nhỏ nên hình ảnh trẻ đeo kính cận không còn lạ nữa. Nên có lẽ việc con bị bạn trêu trọc ở lớp, trường, hay trên đường đi học không xảy ra như khi mình còn nhỏ và gặp phải. Khi đó mình đã rất ngượng ngùng.

NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN MUA KÍNH CẬN CHO TRẺ EM

KÍNH MẮT CHỐNG TIA TỬ NGOẠI UV

Bạn nên tìm loại kính chặn được từ 99 – 100 các tia tử ngoại UVA và UVB và mua một cái có chỉ định phần trăm mà kính có thể kháng được các tia UV. Loại kính nào có giúp che chắn cho bé càng nhiều càng tốt, do đó bạn hãy chọn loại kính có mắt to hoặc kính dạng khiên giúp ôm mắt.

CHỌN KÍNH MẮT PHÙ HỢP VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA BÉ

Trẻ thường tăng động với các hoạt động chạy, nhảy, lăn lộn … Do vậy, chiếc kính râm cho bé cũng phải đáp ứng được các hoạt động này. Bạn nên chọn kính có khả năng kháng chấn động, chống xước, chông vỡ, loại mắt kính không bị văng ra khỏi gọng kính. Tránh các loại mắt kính thủy tinh, trừ trường hợp bác sĩ khuyên phải dùng loại mắt kính đó. Loại kính nhựa dẻo an toàn hơn cả. Gọng kính phải chịu được bẻ cong nhưng không bị vỡ. Hãy đảm bảo rằng mặt của bé vừa vắn với chiếc kính bạn chọn.

BẠN HÃY TÔN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH CỦA BÉ

Trẻ emđặc biệt là các bé và các con tuổi teen thích đeo chiếc kính mà chúng tự chọn hơn là người khác chọn.

KIỂM TRA MẮT KÍNH THẬT KỸ

Bạn hãy xem xét chiếc kính không bị trầy hoặc biến dạng và không có vết nứt nào gây ảnh hưởng tới tầm nhìn. Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ không biết và kể cho bố mẹ về những sai hỏng của chiếc kính chúng đang đeo, do đó đều phụ thuộc vào việc bạn kiểm tra sản phẩm trước khi mua.

Nếu là một chiếc mắt kính mát cho bé thì bạn cũng nên biết rằng, những cặp mắt kính râm thường chỉ chặn được các tia sáng đi trực tiếp tới mắt. Phần da quanh mắt vẫn bị tổn thương bởi ánh sáng lọt qua bên cạnh, phía trên, hoặc phản xạ ngược phía dưới mắt kính qua nền đường, mặt nước hay băng tuyết. Bạn có thể đội thêm cho bé một chiếc mũ rộng vành, có thể giúp chặn được các tia sáng chiếu từ trên và xiên ngang mắt bé. Chú ý đeo kính cho bé vào khoảng thời gian ánh sáng mặt trời hoạt động mạnh nhất từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều.

Viết bình luận của bạn: